Vợ chồng Việt bán bánh mì giá 135.000 đồng ở Tokyo, thực khách Nhật xếp hàng chờ mua

Bánh mì là món ăn Việt Nam xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Tại Tokyo, xe bánh mì Việt Nam của vợ chồng anh Phước, chị Giang đã trở thành địa chỉ quen thuộc với nhiều thực khách.

Đã từ lâu, xe bánh mì Việt Nam của vợ chồng anh Nguyễn Huy Phước và chị Vũ Hoàng Giang trở thành hình ảnh quen thuộc trên đường phố Tokyo và trong nhiều dịp lễ hội.

Chia sẻ câu chuyện của vợ chồng mình, chị Giang cho biết: “Mình và chồng qua Nhật Bản với tư cách là du học sinh. Từ khi tốt nghiệp trường nghề, anh Phước đã có ý tưởng bán đồ ăn Việt trên xe lưu động. Nhưng ra trường được 1, 2 năm, mình sinh em bé, anh là lao động chính trong nhà, sợ công việc buôn bán mới đầu không thuận lợi nên anh đành phải gác lại ước mơ của bản thân”.

Xe bánh mì Việt của anh Phước, chị Giang tại Nhật Bản

Đến tháng 4/2018, anh Phước quyết định nghỉ việc để thực hiện mong muốn của mình. Thay vì những món ăn có phần phổ biến ở Nhật Bản như phở và nem rán, cặp vợ chồng anh quyết định chọn bánh mì.

Khi đó, tổng vốn của vợ chồng chị Giang là hơn 100 Man (khoảng 215 triệu đồng). Với số vốn này, họ không thể mở nhà hàng do chi phí thuê địa điểm đắt đỏ, trung bình khoảng 600 – 1000 Man (khoảng 1,2 – 2,1 tỷ. Họ quyết định tìm hiểu quy định về việc bán hàng trên xe lưu động.

Chị Giang cho hay, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với xe bán lưu động và việc chế biến đồ ăn trên xe sẽ ngặt nghèo hơn nhà hàng, do đó chọn bánh mì cũng là lựa chọn thích hợp hơn so với nem hay phở.

“Khi ấy, tại Nhật Bản nhiều người chưa biết tới bánh mì. Chúng mình hy vọng giới thiệu bánh mì tới nhiều người Nhật hơn nữa”, chị Giang chia sẻ.

Thực khách xếp hàng chờ mua bánh mì trước xe lưu động của vợ chồng chị Giang

Cặp đôi tự tìm hiểu trên internet để chọn mua xe, thiết kế và lắp đặt thiết bị, sau đó đăng kí giấy phép kinh doanh, địa điểm bán hàng…

Chị Giang kể: “Khi mới khởi nghiệp, mình đăng ký bán hàng tại lễ hội hoa anh đào. Hai vợ chồng kì vọng sẽ chạy hàng nhưng sự thật là “cú sốc”, hàng ế dài. Bởi, người Nhật Bản có thói quen tự chuẩn bị sẵn đồ ăn và mang tới công viên vừa ngắm hoa vừa thưởng thức bên người thân, bạn bè”.

Những ngày đầu khởi nghiệp trên xứ người rất khó khăn

Sau lần thất bại đó, vợ chồng chị Giang tìm hiểu kĩ hơn về thói quen của khách hàng để có phương án phục vụ hợp lý.

Thời gian đầu, vợ chồng chị Giang, anh Phước cũng gặp khó khăn trong việc quản lý vốn và xử lý hàng tồn. Lượng khách chưa ổn định và tính toán thiếu hợp lý khiến họ dư thừa nhiều nguyên liệu mỗi ngày.

Hàng bánh mì Việt của anh Phước được nhiều người Nhật ưa thích

Thời gian này anh, chị phải vay mượn từ gia đình để trang trải các khoản chi phí. Để khắc phục tình trạng trên vợ chồng anh Phước thử nhiều menu, vị trí bán hàng khác nhau để nắm được thói quen ăn và cách thức quảng cáo đến đúng khách cần.

Việc kinh doanh xe lưu động tuy linh động về địa điểm nhưng lại phải đối mặt khó khăn về thời tiết. Ngày trời mưa, nắng gắt hay rét buốt, khách đều giảm hẳn, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.

“Gặp khó khăn nào hai vợ chồng lại tìm cách gỡ tới đó, quyết không bỏ cuộc. Khách tới ăn và khen ngon là chúng tôi vui cả ngày, tạo động lực để làm việc chăm chỉ hơn nữa”, anh Phước tâm sự.

Trải qua gần 6 năm phát triển, vợ chồng anh Phước hiện có 3 xe bánh mì lưu động cùng một quán ăn ở Tokyo. Mỗi ngày, mỗi xe sẽ bán ở một địa điểm khác nhau thường là những ga tàu lớn, trung tâm thương mại, các khu chung cư, dưới những văn phòng đông nhân viên, … Khách muốn ăn có thể đến cửa hàng hoặc theo dõi địa điểm mà xe dừng bán theo ngày trên website.

Ngày thường cặp vợ chồng Việt bán được khoảng 400- 500 suất bánh mì và cơm hộp, còn cuối tuần thì khoảng 1000 suất. Mỗi chiếc bánh có giá từ 600-800 yên (khoảng từ 100.000 – 135.000 đồng). Đa phần khách là người Nhật Bản.

Vợ chồng anh Phước mở bán từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Vào những lễ hội, sự kiện lớn anh sẽ đăng ký vị trí bán hàng với ban tổ chức trước 1 – 3 tháng. Người bán phải cung cấp đầy đủ giấy phép cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được xét duyệt. Đây là những dịp để họ quảng bá hình ảnh bánh mì Việt Nam.

Chia sẻ những dự định sắp tới của bản thân vợ chồng anh Phước mong muốn phát triển hệ thống xe đến nhiều tỉnh, thành giúp bánh mì được người Nhật biết đến nhiều hơn nữa.

Nguồn bài viết : https://vietnamnet.vn/vo-chong-viet-ban-banh-mi-gia-hon-100-000-dong-thuc-khach-nhat-xep-hang-mua-2151306.html

TPHCM mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với các đối tác Nhật Bản

(CAO) Chiều 21/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã tiếp ông Yamaguchi Natsuo, Chủ tịch Đảng Công minh (Nhật Bản) nhân chuyến thăm và làm việc tại TPHCM.

Phát biểu chào mừng chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Công minh, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không đơn thuần chỉ là hợp tác kinh tế, thương mại mà còn là tình bạn chân thành được xây dựng dựa trên lòng tin, hiểu biết và sự tôn trọng. Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, tin cậy, lâu dài và TPHCM cũng luôn coi Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng nhất.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trân trọng gởi lời cảm ơn những đóng góp quan trọng của Đảng Công minh với tư cách đảng liên minh cầm quyền tại Nhật Bản đối với việc củng cố và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua; đồng thời, đề nghị Chủ tịch Đảng Công minh tiếp tục quan tâm, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian tới. TPHCM luôn quan tâm phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác Nhật Bản trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hóa, giao lưu nhân dân và đặc biệt là hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, lao động trẻ có tay nghề cao.

Khẳng định mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác với các địa phương, đối tác Nhật Bản, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đề nghị Chủ tịch Đảng Công minh quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản xúc tiến đầu tư, làm ăn lâu dài tại Thành phố; thúc đẩy các hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa và ngoại giao nhân dân để đưa quan hệ giữa hai bên tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên, góp phần đưa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu và hiệu quả.

Trở lại TPHCM lần thứ hai, ông Yamaguchi Natsuo bày tỏ sự ấn tượng trước sự phát triển năng động của TPHCM với tư cách đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Ông cho biết chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Công minh nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2023; kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác chiến lược và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á vào năm sau với mục đích thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam, trong đó có TPHCM.

Ông Yamaguchi Natsuo cho biết, với tư cách đối tác của Đảng Dân chủ tự do (LDP) trong liên minh cầm quyền, Đảng Công minh ủng hộ các hoạt động thúc đẩy quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt, trong lĩnh vực hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lực lượng bảo vệ bờ biển.

Bên cạnh việc thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, rất cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động trao đổi văn hóa, ngoại giao nhân dân, bởi giao lưu văn hóa chính là nền tảng cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Hiện nay, tại Nhật Bản có hàng trăm ngàn học sinh, sinh viên, người lao động Việt Nam, trong đó có khoảng 170.000 thực tập sinh và khoảng 80.000 lao động tay nghề cao. Nhật Bản đưa ra chương trình cho phép lao động tay nghề cao có thể kéo dài thời gian làm việc tại Nhật Bản và thậm chí có thể mang gia đình cùng sang Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi cho thực tập sinh, lao động Việt Nam yên tâm làm việc tại Nhật Bản và sau khi về nước có thể đóng góp cho nền kinh tế của Việt Nam.

Nguồn bài viết : https://congan.com.vn/tin-chinh/lanh-dao-tphcm-tiep-chu-tich-dang-cong-minh-nhat-ban_151565.html

Xuất khẩu của Nhật Bản bất ngờ giảm, tỷ giá đồng Yên trượt sâu thêm

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.
Ảnh minh hoạ – Ảnh: Reuters.

Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản lần đầu tiên giảm trong hơn 2 năm, trong bối cảnh nhu cầu của thị trường toàn cầu suy yếu. Đây là báo hiệu về trở ngại đối với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản, vốn đang ngày càng phụ thuộc vào thị trường bên ngoài vì tiêu dùng trong nước èo uột.

Số liệu thống kê do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 17/8 cho thấy giá trị xuất khẩu tháng 7 giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2021. Trong số các nhóm mặt hàng xuất khẩu của Nhật, mức giảm mạnh nhất trong tháng 7 thuộc về thiết bị sản xuất chip và linh kiện, trong khi xuất khẩu ô tô tăng. Trước đó, giới chuyên gia kinh tế dự báo kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 7 giảm 0,2%.

Xuất khẩu giảm tháng thứ tư liên tiếp, với mức giảm 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2020 nhờ giá hàng hoá cơ bản giảm. Tuy nhiên, mức giảm này là thấp hơn so với dự báo giảm 15,2% mà giới chuyên gia đưa ra trước đó.

Cán cân thương mại tháng 7 của Nhật Bản rơi vào trạng thái thâm hụt, với mức thâm hụt 78,7 tỷ Yên, tương đương 538 triệu USD, sau khi thặng dư 43 tỷ Yên trong tháng 6. Giới chuyên gia đã dự báo mức thặng dư 47,9 tỷ Yên cho tháng 7.

Các số liệu trên được công bố một ngày sau khi báo cáo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho thấy nền kinh tế Nhật Bản tăng 6% trong quý 2. Phần lớn sự tăng trưởng này có được là nhờ nhu cầu của thị trường bên ngoài.

Cùng với những dấu hiệu về sự èo uột của nhu cầu nội địa, thể hiện qua việc chi tiêu của các hộ gia đình trong tháng 6 giảm tháng thứ tư liên tiếp, số liệu xuất khẩu mới nhất của Nhật Bản củng cố khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo trong lúc chờ xem liệu tăng trưởng tiền lương có trở thành một xu hướng bền vững hay không.

Kỳ vọng này tiếp tục gây áp lực mất giá lên đồng Yên Nhật, vì với sự vững vàng của nền kinh tế Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ giữ lãi suất ở trạng thái thắt chặt trong thời gian lâu hơn để chống lạm phát.

Trong phiên giao dịch sáng 17/8, tỷ giá đồng Yên so với USD có lúc giảm còn 146,565 Yên đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Tháng 9/2022, Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để vực dậy tỷ giá khi Yên giảm quá mức 145 Yên đổi 1 USD. Bởi vậy, mức tỷ giá hiện nay khiến thị trường tài chính toàn cầu chờ đợi một sự can thiệp nào đó từ giới chức Nhật Bản, ít nhất là bằng những lời cảnh báo.

“Tỷ giá Yên giảm mạnh so với USD chắc chắn làm gia tăng khả năng nhà chức trách Nhật Bản sẽ phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ tỷ giá”, chiến lược gia Carol Kong của ngân hàng Commonwealth Bank of Australia nhận định với hãng tin Reuters.

Số liệu xuất khẩu của Nhật Bản tiếp tục phản ánh tình trạng không đồng đều tại các nền kinh tế khác trên thế giới. Xuất khẩu của Nhật sang Mỹ trong tháng 7 tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng tốc so với tháng 6. Xuất khẩu sang châu Âu tăng 12,4%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, giảm 13,4% – mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1, trong đó xuất khẩu ô tô, con chip và linh kiện chip đều giảm với tốc độ 2 con số.

Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã giảm liên tục 8 tháng, một xu hướng có thể tiếp tục duy trì vì nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng đuối sức. Quý 2 vừa qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu hơn dự báo, và sau đó, nền kinh tế này tiếp tục phát đi những số liệu ảm đạm, khiến giới chuyên gia kinh tế cắt giảm dự báo mức tăng trưởng cả năm 2023.

Một điểm sáng hiếm hoi của kinh tế Nhật Bản hiện nay là sự phục hồi của ngành du lịch nước này. Số du khách quốc tế tới nhật Bản đã vượt mốc 2 triệu lượt tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 7 vừa qua, đạt mức khoảng 78% so với trước đại dịch. Đà phục hồi ngành du lịch Nhật Bản có thể được đẩy mạnh trong những tháng tới, khi Trung Quốc vào tuần trước đã dỡ lệnh cấm đối với việc tổ chức tour du lịch tới Nhật.

Viện Nghiên cứu Daiwa dự báo khách tour Trung Quốc sẽ giúp tăng chi tiêu của du khách ở Nhật thêm khoảng 200 tỷ Yên, đạt mức 4,1 nghìn tỷ Yên, tương đương hơn 28 tỷ USD, trong năm nay.

Đồng Yên yếu là một nhân tố thúc đẩy khách quốc tế đổ tới Nhật Bản, đồng thời cải thiện lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu của nước này, nhưng cũng gây áp lực tăng chi phí nhập khẩu.

Nguồn bài viết : https://vneconomy.vn/xuat-khau-cua-nhat-ban-bat-ngo-giam-ty-gia-dong-yen-truot-sau-them.htm

Gia tăng cơ hội kết nối chuỗi cung ứng từ hai triển lãm về công nghiệp hỗ trợ

Ngày 9/8, “Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản” (SIE) lần thứ 10 tại và “Triển lãm công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam” (VME) lần thứ 14, do Công ty RX Tradex Việt Nam và Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), Cục xúc tiến Thương mại (VIETRADE), Bộ Công Thương phối hợp tổ chức đã chính thức được diễn ra, tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải dự và phát biểu khai mạc sự kiện.

Với sự góp mặt của hơn 200 nhà sản xuất, phân phối kinh doanh, các hãng chế tạo công nghệ và máy móc tiên tiến đến từ 20 quốc gia, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức xuyên suốt 3 ngày triển lãm để hỗ trợ các doanh nghiệp và khách tham quan trong công tác kết nối cùng các đại lý, nhà phân phối và đối tác kinh doanh.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trải qua 10 kỳ triển lãm, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình đến các doanh nghiệp Nhật Bản. Đồng thời cũng có hàng nghìn doanh nghiệp Nhật Bản tìm được đối tác là các nhà sản xuất Việt Nam, hàng chục nghìn lượt khách là các công ty Việt Nam và công ty nước ngoài tham quan, tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau.

“Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng trong những năm qua và những dự án đầu tư của Nhật Bản vẫn tiếp tục tìm đến thị trường Việt Nam” – Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, đồng thời cho biết: SIE và VME là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư hết sức quan trọng, góp phần khai phá tiềm năng hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bày tỏ tin tưởng, chuỗi sự kiện kết hợp giữa SIE và VME thường kỳ hai năm một lần với quy mô lớn sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội thiết thực để các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tiếp cận, học hỏi các xu thế mới của thị trường, các thành tựu đổi mới về kỹ thuật, công nghệ. Gặp gỡ trực tiếp các đối tác tiềm năng đến từ Nhật Bản và quốc tế, đóng góp quan trọng cho những bước chuyển mình mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Năm 2023 đánh dấu giai đoạn nhiều biến đổi của nền kinh tế với sự xuất hiện của các xu hướng như sản xuất xanh, trí tuệ nhân tạo, phát triển công nghiệp bền vững và chính sách tiền tệ từ các nước phát triển và áp lực tăng trưởng sau đại dịch đã thúc đẩy tiến trình tăng cường hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa nguồn lực của các doanh nghiệp quốc tế và địa phương trên toàn cầu. Các chuyên gia đánh giá, cùng với những thách thức từ tình hình kinh tế thế giới, xu hướng chuyển đổi thị trường sản xuất từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan sang Việt Nam cũng hứa hẹn sẽ góp phần tạo ra những cơ hội đầu tư và hợp tác cho các công ty trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ nắm bắt cơ hội giao thương.

Ông Yip Je Choong – Phó Chủ tịch cấp cao, Khối Thương mại – Khu vực Asia Pacific, Ban lãnh đạo tập đoàn RELX (Singapore) – Đại diện RX Tradex Vietnam chia sẻ: “Triển lãm kép” VME-SIE được xem là cơ hội gặp gỡ, hỗ trợ sự liên kết giữa các nhà sản xuất phụ tùng, các công ty trong ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực sản xuất có liên quan”.

Còn theo ông Takeo NAKAJIMA – Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, sự kiện lần này có 50 doanh nghiệp tham gia trưng bày gian hàng, trong đó có 22 công ty Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam muốn tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa và 28 công ty Việt Nam mong muốn cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

“Sự kiện nhằm tạo cơ hội gặp gỡ giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, tăng cường mở rộng kinh doanh giữa hai nước” – ông Takeo NAKAJIMA nhấn mạnh.

Theo ông Watanabe Shige, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Nhật Bản, nếu như tại Việt Nam, việc cung cấp nguyên liệu, linh phụ kiện được ổn định sẽ tăng cường linh hoạt nguồn cung ứng, giảm chi phí, nâng cao năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ. Điều đó góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chế tạo trong nước ngày càng phát triển. “Từ phía chính phủ và doanh nghiệp Nhật Bản, chúng tôi đã, đang và sẽ hỗ trợ hết sức cho ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản, trong đó có Quỹ tài trợ của JETRO đang hỗ trợ cho việc thành lập các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản củng cố chuỗi cung ứng. Việt Nam là quốc gia có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản được lựa chọn nhận tài trợ nhất. Ngoài ra, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đang hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam kỳ vọng việc nâng cao kỹ thuật, tăng cường quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp đối tác Việt Nam”, ông Watanabe Shige nói.

“Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản” (Supporting Industries Exhibition – SIE)” lần thứ 10 tại Hà Nội và “Triển lãm quốc tế về Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (Vietnam Manufacturing Expo – VME 2023)” lần thứ 14 diễn ra vào ngày 9-11 tháng Tám năm 2023 tại Trung tâm Triển lãm I.C.E Hà Nội (Cung Văn Hóa). Tại triển lãm, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức xuyên suốt để hỗ trợ các doanh nghiệp và khách tham quan trong công tác kết nối cùng các đại lý, nhà phân phối và đối tác kinh doanh…

Chuỗi sự kiện kết hợp giữa Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản và Triển lãm quốc tế về công nghiệp chế tạo phụ tùng công nghiệp được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội thiết thực cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Nguồn bài viết : Bộ công thương Việt Nam

Tham quan buổi triển lãm Logistics quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM

Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam (VILOG 2023) do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) phối hợp cùng các đơn vị tổ chức, diễn ra từ ngày 10 đến 12-8 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn SECC (quận 7, TP.HCM).

10/8/2023 – Ngày khai mạc triển lãm Logistics quốc tế đầu tiên tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 250 doanh nghiệp từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, công ty Toàn Cầu chúng tôi đã có mặt, hòa cùng không khí náo nhiệt của buổi triển lãm để tiếp cận với những giải pháp tối ưu và thị trường quốc tế, mục đích là để nâng cao chất lượng, đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Các gian hàng tại triển lãm Logistics quốc tế lần đầu tiên 2023
Khách tham quan tìm hiểu những sản phẩm, dịch vụ tại triển lãm
Các Mini game giúp khách tham quan được giải trí, đồng thời tăng sự gắn kết với các doanh nghiệp

Take Notes là gì? Tại sao bạn nên học cách Take Notes?

Take Notes hay Note – Taking là cụm từ đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Thế nhưng, vẫn có nhiều bạn cảm thấy hơi xa lạ với cụm từ này, nên chưa hiểu rốt cuộc Take Notes là gì, tại sao chúng ta cần biết cách Take Notes. Bạn cũng nằm trong số đó? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Nếu thường xuyên “đi dạo” trên Facebook và quan tâm đến các group dành cho học sinh – sinh viên ở đây, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp nhiều group liên quan đến Take Notes với lượng thành viên vô cùng đông đảo. Bên cạnh đó, nếu là một tín đồ của Bullet Journal, có lẽ bạn đã từng nghe qua Take Notes, khi đây cũng được coi là hàng xóm láng giềng của cách ghi chép sáng tạo quen thuộc này.

Take Note là gì?
Take Notes không còn quá xa lạ với các bạn trẻ (Cre ảnh: society19.com)

Trước tiên, Take Notes là gì nhỉ?

Take Notes hay Note Taking là được hiểu là phương pháp ghi chép nội dung một cách hệ thống và khoa học.

Take Notes không chỉ được áp dụng khi bạn cần ghi chép lại bài giảng của thầy cô, hay bài thuyết trình của bạn bè. Mà phương pháp này còn được thực hiện khi bạn đọc sách, nghe ngoại ngữ, nghiên cứu tài liệu,…

Đối với người đi làm, bạn sẽ thường xuyên cần Take Notes khi tham gia những cuộc họp hoặc thảo luận với công ty, khách hàng hoặc đối tác,…

Take Note là gì?
Take Notes được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Cre ảnh: society19.com)

Tại sao chúng ta cần Take Notes?

Với kiểu ghi chép truyền thống, bạn thường cố gắng ghi lại tất cả những gì thầy cô nói hoặc chép lại tất cả phần transcript của bài nghe. Phương pháp này có một nhược điểm lớn. Đó là bạn chỉ chú tâm vào việc ghi chép, mà quên đi phần trọng tâm của nội dung bài học.

Với Note – Taking, bạn chỉ ghi lại những – điều – cần – ghi. Đồng thời, các nội dung này cũng được sắp xếp một cách hệ thống.

Tại sao chúng ta cần take note?
Take Notes giúp ghi chép nội dung một cách hệ thống (Cre ảnh: studiogirasol)

Vì vậy, nhìn chung Take Notes có thể mang đến cho bạn những lợi ích tuyệt vời sau:

✤ Là một phương pháp ghi chú tốt hơn, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ các khái niệm và hiểu rõ chủ đề đang nghiên cứu. Khi ghi chú hiệu quả, các bạn học sinh – sinh viên sẽ bớt căng thẳng trong gian đoạn ôn thi. Vì sao ư? Bởi lúc này, bạn không cần bỏ ra nhiều thời gian để học bài, nhưng vẫn nắm được những ý cơ bản và quan trọng nhất => Take Notes cải thiện khả năng ghi nhớ, giúp việc học tập và ôn thi trở nên dễ dàng.

✤ Khi Take Notes, bạn không cần phải chép lại mọi lời giảng của thầy cô. Nhờ vậy, bạn sẽ có thời gian để “lắng nghe tích cực” phần bài giảng này. Không những thế, trong thời gian Take Notes, bạn cũng thường nghĩ về những gì bạn đang viết. Bạn có thể kết nối các chủ đề, các nội dung với nhau => Giúp chất lượng tiếp nhận thông tin được “nâng cấp” so với thông thường.

Take Note mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời
Take Notes giúp cải thiện khả năng ghi nhớ (Cre ảnh: weheartit.com)

Ngoài lề

Khi dạo qua các group về Note – Taking hay theo dõi các tài khoản liên quan đến cách ghi ghép này trên Instagram, đa số các bạn thường Take Note khi muốn hệ thống lại bài học của mình. Phần Take Notes này không chỉ mạch lạc, khoa học mà còn được chú trọng về mặt thẩm mỹ. Chỉ nhìn qua thôi đã thấy “ưng mắt” và có động lực ngồi vào bàn học ngay.

Do đó, Take Notes đôi khi cũng là một cách để bạn thư giãn. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn khôi phục động lực và cảm hứng học tập có thể đã bị chôn vùi bởi một lý do nào đó.

Take Note được trang trí đẹp mắt, mang lại cảm hứng học hành

Để Take Note hiệu quả, chúng ta cần có trợ thủ

Trợ thủ đắc lực không thể thiếu để việc Take Note của chúng ta trở nên hiệu quả đó là những cây bút đầy màu sắc. Chọn lựa bút trang trí phù hợp sẽ giúp làm nổi bật bài take note với những kiến thức trọng tâm ngắn gọn và dễ nhớ.

Công ty TNHH Hỗ Trợ Thương Mại Toàn Cầu chuyên phân phối sỉ và lẻ các mặt hàng Văn phòng phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản với chất lượng và giá cả luôn được đảm bảo ở mức tốt nhất cho khách hàng.

♦♦♦ Shopee : https://shopee.vn/gts.bungu  ♦♦♦

  • Sản phẩm chính hãng đến từ các thương hiệu nổi tiếng
  • Giá cả cực kì cạnh tranh
  • Chất lượng chuẩn Nhật Bản
  • Nhiều chương trình giảm diễn ra hàng tháng

Nguồn bài viết : https://learnwithmee.com/take-note-la-gi/

Văn phòng phẩm Nhật Bản ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam

Sở hữu những ưu điểm vượt trội, đa dạng mặt hàng, thiết kế bắt mắt,… văn phòng phẩm Nhật bản ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.

Chất lượng cao, bảo đảm sức khỏe

Hầu như mọi sản phẩm của Nhật đều được đánh giá cao về chất lượng và độ an toàn với sức khỏe. Bởi chính sách kiểm định của các mặt hàng tại Nhật rất khắt khe. Do đó, những mặt hàng nội địa hay kể cả những mặt hàng xuất khẩu đều được đánh giá cao về điều này. Với những đồ dùng văn phòng phẩm của Nhật, cũng đáp ứng các tiêu chí này, giúp cho người tiêu dùng an tâm lựa chọn.

Giá thành hợp lý, phù hợp túi tiền

Các đồ dùng văn phòng phẩm tại Nhật đa số đều có mức giá hợp lý, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Ở hầu hết các văn phòng phẩm tại đây, mức giá đều đáp ứng tốt cho mọi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, không quá cao và tương xứng với chất lượng mang lại. Mỗi một mặt hàng đều có mức giá thành vừa phải, nên nhiều người rất yêu thích mua sắm những đồ dùng văn phòng phẩm ở Nhật.

Mẫu mã phong phú, đa dạng

Các mặt hàng văn phòng phẩm Nhật Bản không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn có nhiều mẫu mã khác nhau. Các sản phẩm đều được thiết kế với nhiều màu sắc, kiểu dáng và hình thù độc đáo. Điều này giúp cho việc mua sắm của mọi người thoải mái hơn, có thể thỏa thích lựa chọn những kiểu mà mình yêu thích nhất.

Phục vụ đúng nhu cầu khách hàng

Trong phong cách bán hàng của người Nhật, họ luôn đặt lợi ích và nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. Chính vì vậy, những cửa hàng văn phòng phẩm này không chỉ mang đến sự lựa chọn đa dạng về các mặt hàng mà còn là đáp ứng đúng nhu cầu mua sắm của mọi người. Khi bước vào các văn phòng phẩm này, hầu hết mọi người đều tìm được mặt hàng mà mình cần mua, cần sử dụng.

Vậy mua văn phòng phẩm Nhật Bản ở đâu?

Công ty TNHH Hỗ Trợ Thương Mại Toàn Cầu chuyên phân phối sỉ và lẻ các mặt hàng Văn phòng phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản với chất lượng và giá cả luôn được đảm bảo ở mức tốt nhất cho khách hàng.

♦♦♦ Shopee : https://shopee.vn/gts.bungu  ♦♦♦

  • Sản phẩm chính hãng đến từ các thương hiệu nổi tiếng
  • Giá cả cực kì cạnh tranh
  • Chất lượng chuẩn Nhật Bản
  • Nhiều chương trình giảm diễn ra hàng tháng

Nguồn bài viết : https://we-xpats.com/vi/guide/as/jp/

Đưa Việt Nam trở thành một trung tâm lớn hơn về logistics

VTV.vn – Chiều tối 12/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Ivan Petrov, Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA).

Đưa Việt Nam trở thành một trung tâm lớn hơn về logistics - Ảnh 1.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn và đánh giá cao Liên đoàn đã luôn là cầu nối quan trọng góp phần thúc đẩy hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam với thế giới; đánh giá cao Liên đoàn chọn Việt Nam là nơi đăng cai tổ chức Đại hội thường niên FIATA vào năm 2025.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, đồng thời phát triển ngành logistics hội nhập, hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm giảm chi phí, giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ.

Đưa Việt Nam trở thành một trung tâm lớn hơn về logistics - Ảnh 2.

Thủ tướng đề nghị Liên đoàn quan tâm tăng cường hợp tác, hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics, chia sẻ tầm nhìn, kinh nghiệm, tư vấn chính sách, tăng cường hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư vào các cảng biển lớn, hỗ trợ về đào tạo nhân lực, công nghệ, quản trị, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam theo hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ đồng hành, tạo thuận lợi cho các đối tác.

Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực logistics tại Việt Nam và tầm nhìn, mục tiêu của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Đánh giá Việt Nam là nơi rất an toàn, tiềm năng để đầu tư, ông Chủ tịch cho rằng việc tổ chức Đại hội FIATA 2025 tại Việt Nam cũng như việc tăng cường hợp tác với các cơ quan phía Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy phát triển, số hóa, xanh hóa ngành logistics tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành một trung tâm lớn về logistics.

[NGUỒN THAM KHẢO]

Lào triển khai thanh toán bằng mã QR với Việt Nam, Thái Lan và Campuchia

Đi Lào chơi không cần mang tiền mặt?

Theo truyền thông Lào, trong quý IV/2023, nước này sẽ thí điểm áp dụng thanh toán bằng mã QR với Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.

Tiến sĩ Bounleua Sinxayvoravong, Thống đốc Ngân hàng trung ương Lào cho biết, việc cho phép thực hiện các giao dịch bằng mã QR với các nước nói trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc việc chuyển tiền và thanh toán của người lao động và khách du lịch Lào khi đến các nước, cũng như người lao động và du khách của các nước này khi đến Lào.

Theo thống kê, hiện có 303.391 công dân Lào đang làm việc ở nước ngoài. Mỗi năm, những người này gửi về Lào khoảng 426 triệu USD, một đóng góp quan trọng cho nền kinh tế và nguồn ngoại tệ của đất nước.

Thống đốc Bounleua Sinxayvoravong cho biết, hiện ngân hàng trung ương của các nước đang làm việc với các ngân hàng thương mại để triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết.

Khi được triển khai, hệ thống giao dịch bằng mã QR sẽ giúp công dân Lào ở các nước khác chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, tiết kiệm chi phí dịch vụ, đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng các kênh chuyển tiền khác.

Cùng với đó, việc áp dụng thanh toán bằng mã QR sẽ giúp du khách Việt Nam, Thái Lan và Campuchia thuận tiện hơn khi thực hiện các giao dịch trong thời gian lưu trú tại Lào mà không cần mang theo tiền mặt.

Thống đốc Bounleua Sinxayvoravong cho biết, trong hai năm 2018 và 2019, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, du lịch đã mang lại cho nước này trung bình 900 triệu đến một tỷ USD mỗi năm. Vì thế, nếu mỗi năm Lào có thể thu hút được ít nhất 4 triệu du khách quốc tế thì nguồn thu ngoại tệ của đất nước sẽ phục hồi.

[NGUỒN THAM KHẢO]

Vietnam Medipharm Expo 2023 thu hút hơn 400 doanh nghiệp tham gia

Vietnam Medipharm Expo 2023 nhận được sự quan tâm tham gia của hơn 400 doanh nghiệp đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, đăng ký tham gia trưng bày tại 450 gian hàng trên diện tích 10.000 m2.

Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược lần thứ 21 (Vietnam Medipharm Expo 2023) với chủ đề “Hội nhập quốc tế vì sức khỏe cộng đồng” sẽ diễn ra từ ngày 3 – 5/8/2023 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.

Đây là sự kiện tiêu biểu và toàn diện thường niên ngành thiết bị y tế và dược phẩm do Công ty Vinexad (trực thuộc Bộ Công Thương) phối hợp với Hội Thiết bị Y tế Tp. Hồ Chí Minh tổ chức với kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường y dược tại Việt Nam. Qua đó, hướng tới thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam là điểm đến và lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư, góp phần thực hiện tốt chiến lược chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân.

Vietnam Medipharm Expo 2023 nhận được sự quan tâm tham gia của hơn 400 doanh nghiệp đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, đăng ký tham gia trưng bày tại 450 gian hàng trên diện tích 10.000 m2. Để thúc đẩy xúc tiến thương mại hiệu quả, Ban tổ chức đã xây dựng các cuộc hội thảo chuyên ngành; Chương trình kết nối giao thương trực tiếp giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Business matching); Chương trình khách mua hàng đặc biệt (Vips Buyer). Triển lãm kỳ vọng sẽ đón tiếp khoảng 10.000 lượt khách tới tham quan và làm việc.

Theo Công ty Vinexad, các mặt hàng trưng bày tại triển lãm gồm 5 nhóm ngành chính là dược phẩm, thực phẩm chức năng, máy móc chế biến và đóng gói; máy móc & thiết bị y tế; thiết bị phân tích, thí nghiệm, hóa chất…; dịch vụ & nội thất bệnh viện, du lịch y tế; thiết bị nha khoa, nhãn khoa; ỹ phẩm, thẩm mỹ, thiết bị làm đẹp.

Đặc biệt, Vietnam Medipharm Expo 2023 sẽ giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến nhất của các tập đoàn lớn, các công ty hàng đầu đến từ các nước và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Anh, Ba Lan, Bỉ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Indonesia, Nga, Nhật Bản, Malaysia,  Mỹ,  Pakistan, Singapore, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Australia, Italy, Việt Nam.

Khách tham quan sẽ có cơ hội khám phá những công nghệ mới nhất trong y học, các giải pháp chăm sóc sức khỏe đột phá và các sản phẩm y tế đáng tin cậy. Triển lãm không chỉ trình diễn những tiến bộ y tế, mà còn cung cấp cơ hội để thảo luận, trao đổi ý kiến và tạo liên kết với các chuyên gia, doanh nghiệp y tế hàng đầu.

Cùng đó, doanh nghiệp sẽ trưng bày các mặt hàng đa dạng như thực phẩm chức năng, dược phẩm, nguyên liệu chế biến dược phẩm, thiết bị y tế, dụng cụ chẩn đoán, máy trị liệu hô hấp, thiết bị chỉnh hình, dụng cụ phẫu thuật nội soi, thiết bị khử trùng, bảo hộ y tế, sản phẩm nha khoa, nhãn khoa và làm đẹp…

 

Trong khuôn khổ Vietnam Medipharm Expo 2023 còn có những hội thảo chuyên ngành để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nhân và cá nhân quan tâm đến lĩnh vực y tế tương tác, trao đổi thông tin và chia sẻ kiến thức mới nhất.

Cụ thể gồm hội thảo: “Cập nhật chính sách quản lý thiết bị y tế và dược phẩm”. Thời gian: từ 14h -17h ngày 3/8/2023 tại Phòng hội thảo tầng 3 – SECC; hội thảo: “Cơ hội phát triển thương mại Indonesia – Việt Nam về các sản phẩm y tế”. Thời gian: từ 14h -17h ngày 3/8/2023 tại Phòng hội thảo tầng 3 – SECC.

Hội thảo: “Tiềm năng đổi mới và các thành tựu ngành y tế St. Petersburg, Nga”. Thời gian: từ 14h -17h ngày 3/8/2023 tại Phòng hội thảo tầng 3 – SECC; hội thảo: “Diễn đàn doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam – Ấn Độ”. Thời gian: từ 14h -17h ngày 03/08/2023 tại Phòng hội thảo tầng 2 – SECC

Bên cạnh đó, hàng loạt hội thảo của doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc giới thiệu các phương pháp chữa bệnh mới trong các lĩnh vực nha khoa, nhãn khoa, thẩm mỹ, phục hồi chức năng, hô hấp, lây nhiễm chéo sau phẫu thuật./.

[NGUỒN THAM KHẢO]