Được sự ủng hộ của Bộ Công Thương Việt Nam, năm 2023 lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam sẽ được tổ chức tại TP HCM. Triển lãm do Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và VINEXAD phối hợp thực hiện.
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2023 – VILOG 2023 sẽ diễn ra từ ngày 10/8 đến ngày 10/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2023 gồm các ngành hàng trưng bày: Vận tải & Giao nhận, Hệ thống kho & Xếp dỡ hàng hoá, Hạ tầng kho bãi, Đóng gói & Công nghệ bảo quản lạnh, Dịch vụ & Ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số Logistics.
Với quy mô dự kiến 250 doanh nghiệp tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm dịch vụ, Triển lãm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp logistics Việt Nam phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, tạo ra một sân chơi nơi các doanh nghiệp trong ngành giao lưu, trao đổi thông tin hữu ích, cập nhật các xu hướng mới; đồng thời tạo điều kiện kết nối cung – cầu dịch vụ logistics cho doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Sở Công Thương Bình Dương thông báo sự kiện trên, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp địa phương và các tổ chức, cá nhân quan tâm đăng ký tham gia. Sự tham gia và hỗ trợ quý báu của quý vị chắc chắn sẽ đóng góp đáng kể vào thành công của sự kiện.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều đạt mức tăng khá cao. Trong đó thị trường Nhật Bản xếp thứ 3 chỉ sau các đối tác Trung Quốc và Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,38 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Bài viết sau tổng hợp 10 ngành hàng xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, sau 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 192 tỷ USD, tăng 16%; nhóm hàng nông, lâm sản ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 5,4%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 32,9%.
Nguồn: vietnamplus.vn
Trong 6 tháng đầu năm, hầu hết các thị trường xuất khẩu đều đạt mức tăng khá cao. Trong đó thị trường Nhật Bản xếp thứ 3 với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,38 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngành hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt từ 1 tỷ USD trở lên gồm: dệt may đạt gần 1,67 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,364 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, các ngành như gỗ, hải sản, linh kiện điện tử cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.
10 ngành hàng xuất khẩu cao nhất chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Dưới đây là 10 ngành hàng xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam.
Gỗ và các sản phẩm gỗ là ngành hàng có mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong top 10 so với cùng kỳ năm 2021, tương đương với 19%. Xếp thứ 2 là Thủy sản, tăng 17% và thứ 3 là Dệt may tăng 6%. Song, Phương tiện vận tải và giày dép đều có dấu hiệu giảm.
Theo Bộ Công Thương, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với thực phẩm chế biến như sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, và chế biến, cà phê.
Tại đây, số lượng người dân đến từ các nước châu Á hiện đang sinh sống và làm việc lên tới 10 triệu người, riêng số lượng người Việt Nam tăng rất nhanh, khoảng 500.000 người trong năm 2021. Do vậy, hàng thực phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam có tiềm năng phát triển và mở rộng phát triển ở xứ mặt trời mọc cần phát huy để thúc đẩy tổng lượng hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn khai thác đủ mạnh để đẩy cao giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu sang đất nước này đạt 12 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 1,15 tỷ USD. 6 tháng qua, Việt nam hơi nghiêng về nhập siêu 620 triệu USD.
Tương quan thương mại Việt Nam Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2022
Về mặt kinh tế vĩ mô, nhập siêu tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, công nợ ngoại tệ, lạm phát,… và ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh những lợi thế về ngành chế biến, nâng cao năng lực sản xuất ở các ngành như dệt may, máy móc thiết bị, đào tạo lực lượng lao động chuyên nghiệp hơn để giảm thiểu chi phí nhân công. Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy lượng xuất khẩu ra quốc tế nói chung và Nhật Bản nói riêng, tạo tiền đề để phát triển kinh tế trong tương lai.
7 loại nhựa đang được lưu hành trên thị trường có thành phần và những đặc tính hóa học khác nhau. Trong khi có những loại nhựa đủ an toàn để đựng thực phẩm hoặc thực phẩm nóng thì có những loại không nên dùng để đựng thực phẩm.
1. Polyethylene terephthalate (PET, PETE)
Đây là loại nhựa phổ biến nhất được dùng để là vỏ chai nước khoáng. Nguyên nhân có lẽ là vì tính kinh tế ở khâu sản xuất, cũng như khả năng tái chế cao của nhựa này. Ngoài vỏ chai nước khoáng ra, PET còn thường được dùng làm vỏ chai nước tinh khiết, chai dầu ăn, chai nước ngọt, chai nước trái cây, đôi khi là chai nước rửa chén.
PET khá bền về mặt hóa học ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, PET không bền và có thể sinh ra một số aldehyde và thôi nhiễm antimony. Trong các dạng của antimony, chỉ có ATO được WHO xếp vào nhóm 2B (nhóm các chất có thể gây ung thư ở người), còn lại vẫn đang ở nhóm 3 (nhóm các chất không có vẻ gây ung thư ở người).
Bên cạnh antimony, các hợp chất bromate hóa cũng được tìm thấy là thôi nhiễm vào nước được báo cáo trong một nghiên cứu năm 2012, nhưng nghiên cứu này không chỉ ra rằng hàm lượng này có ở mức nguy hiểm hay không. Hàm lượng các chất thôi nhiễm này tăng theo thời gian sử dụng và nhiệt độ bảo quản. Theo các nghiên cứu khuyến cáo, chỉ nên tái sử dụng vỏ chai PET ở nhiệt độ dưới 40 độ C trong khoảng dưới 10 ngày, sau đó thì nên thay mới.
Tóm lại: Vỏ chai PET (số hiệu là 1) không phải loại nhựa tốt nhất để tái sử dụng làm vật chứa nước uống hoặc thực phẩm. Nên chỉ sử dụng trong 1 thời gian ngắn rồi nên thay chai mới. Không sử dụng nhựa PET để đựng các thực phẩm nóng, hay cho vào lò vi sóng.
2. High-density polyethylene, Low Density Polyethylene, Polypropylene
High-density polyethylene (HDPE), Low Density Polyethylene (LDPE), Polypropylene (PP) là ba loại nhựa có cấu trúc gần tương tự như nhau, chỉ khác biệt về tính bền vật lý.
Cả ba loại nhựa đều có độ bền cơ học cao, hầu như trơ hoàn toàn về mặt hóa học. Trong đó HDPE có tính bền vật lý cao nhất, có thể chịu được 120 độ C trong thời gian ngắn, hoặc 110 độ C trong thời gian dài), LDPE có thể chịu được 95 độ C trong thời gian ngắn, hoặc 80 độ C trong thời gian dài, còn PP có nhiệt độ nóng chảy khoảng 130 độ C nhưng là loại kém bền nhất.
Đến nay, hầu như chưa có báo cáo khoa học nào cho thấy có vấn đề về sức khỏe khi dùng các sản phẩm từ nhựa PE làm vật chứa thực phẩm.
Cả ba loại nhựa đều dùng an toàn, theo kiến thức của thế giới cho đến nay, cho các mục đích hằng ngày. HDPE là một trong những loại nhựa tốt nhất để chứa thực phẩm, nhất là các thực phẩm cho trẻ nhỏ như bình sữa, chai nước, bình bột. LDPE thường được dùng để chế tạo các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon… Còn các sản phẩm nhựa PP thường được tìm thấy là các hộp chuyên đựng thực phẩm, bàn ghế nhựa, một số loại bao nylon, ly nhựa, dao nhựa, muỗng (thìa) nhựa…
Tuy nhiên, nên tránh bỏ các sản phẩm nhựa vào lò vi sóng, tránh chứa thực phẩm quá nóng hoặc/và nhiều chất béo như cháo, nước dùng (nước lèo) của các loại bún, mì, phở, trừ khi chúng là sản phẩm đã được thiết kế chuyên dụng cho việc đựng thực phẩm nóng
3. Polyvinyl Chloride (PVC)
Polyvinyl Chloride (PVC) là loại nhựa tổng hợp được sử dụng rộng rãi thứ 3, sau polyethylene và polypropylene.
Nhựa đa năng này có thể ở dạng cứng hay dẻo, tùy phụ gia thêm vào. Nó thường được sử dụng trong việc sản xuất các vỉ thuốc, tấm trải giường, chai lọ không đựng thực phẩm, các loại thẻ (thẻ ngân hàng, thẻ xe có chip), và sản phẩm đặc biệt đáng quan tâm là đồ chơi trẻ em và wrap, hay còn gọi là bao kiếng, giấy kiếng…hay dùng để bọc thực phẩm.
PVC là loại nhựa được cho là không nên nhất để đựng thực phẩm bởi các phụ gia phtalates và bisphenol A được sử dụng trong sản xuất PVC có tác động lên hệ sinh dục, gan, thận được cảnh báo bởi WHO, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), Cơ quan về các chất độc hại và đăng ký bệnh (ATSDR, cũng trực thuộc chính phủ Mỹ).
Nhưng do các hợp chất này hầu như chỉ đi vào cơ thể được thông qua đường ăn uống và hít thở, trong đó đường ăn uống là chính. Bởi vậy không nên dùng các vật từ nhựa PVC để đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng. Không nên cho trẻ quá nhỏ chơi các đồ chơi có nhựa PVC, để tránh trẻ ngậm các đồ chơi này. Cẩn thận khi bọc thực phẩm bằng giấy kiếng, không nên để chúng chạm vào đồ ăn khi hâm nóng.
4. Polystyrene
Polystyrene (PS) là loại nhựa rất phổ biến, và có cũng có thể ở dạng cứng (hộp đĩa CD, dao cạo râu) hoặc dạng xốp. Dạng xốp của nó còn được gọi là Styrofoam.
PS là loại nhựa được dùng nhiều trong công nghiệp đóng gói và đựng thực phẩm như là chén, đĩa, dao thìa (muỗng) nhựa, hộp xốp (hộp cơm, hộp xôi), khay đựng thịt, hộp cứng đựng thức ăn (hộp sữa chua)… PS từ lâu đã bị nghi ngờ là không tốt khi sử dụng cho đóng gói thực phẩm do tính kém bền vật lý và hóa học của nó. Năm 2002, WHO đã nâng mức cảnh báo của styrene, một trong những thành phần dễ bị thôi nhiễm ra nhất từ PS, lên nhóm 2B (nhóm có thể gây ung thư cho người).
Tuy vậy, số lượng các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế, và chưa thật sự nêu bật được mối nguy hại của PS. Cần chủ động hạn chế tối đa việc dùng hộp xốp, ly, chén bát, muỗng (thìa) bằng nhựa PS để đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng.
5. Nhựa khác
Trong các loại nhựa khác với 6 loại trên, nhựa Polycarbonate là đáng quan tâm nhất. Đây là loại nhựa thường được dùng để làm thùng đựng nước (nhất là loại thùng 20 lít), vỏ vali, ốp lưng điện thoại, vỏ hộp CD, tôn nhựa… Nhiều nghiên cứu cho thấy, bisphenol A, một thành phần của loại nhựa này, là loại giả nội tiết tố thôi nhiễm ra nhiều nhất trong nước đựng trong nhựa polycarbonate, tuy nhiên tất cả các loại nội tiết tố thôi nhiễm này, bao gồm luôn bisphenol A, đều nằm dưới mức an toàn cho đường uống theo tiêu chuẩn Mỹ.
Từ những thông tin trên, ta có thể tạm kết luận thứ tự ưu tiên chọn nhựa an toàn cho đựng thực phẩm là: HDPE, PP, LDPE, PET. Còn lại các loại nhựa PS, PVC, nhựa khác không được ưu tiên khi dùng là dụng cụ đựng thực phẩm nóng. Với thực phẩm nguội và nước uống, chưa thấy có sự khác biệt lớn giữa các loại nhựa này.
Nguồn : Sưu tầm
TÔ NHỰA – DĨA NHỰA – KHAY NHỰA CỦA GTS LUÔN ĐẢM BẢO ĐẠT TIÊU CHUẨN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Ngoài ra, GTS còn cung cấp 1 số mặt hàng nội địa Nhật Bản khác :
Văn phòng phẩm : https://shopee.vn/gts.bungu
CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU
Tầng 2, Tòa nhà văn phòng Văn Thành – Số 602/27 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, HCM
0765.428.407 hoặc Zalo : 0909628255 (Ms.Yến)
Với thời đại công nghệ hiện nay, đặt đồ ăn online là hướng đi mới của thị trường ăn uống, với đặc điểm tiện lợi và dễ dàng tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, thương hiệu liên tục phát triển và tăng doanh thu nhờ kinh doanh đồ ăn online.
Bên cạnh sản phẩm chính là những món ăn thơm ngon ra, khâu đóng gói cũng có vai trò rất quan trọng, thậm chí mang tính chất quyết định đối với người mua hàng. Món ăn dù ngon đến đâu nhưng nếu không đóng gói cẩn thận thì khách hàng vẫn sẽ không tin tưởng vào uy tín của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn sản phẩm hộp nhựa, tô nhựa,… để đóng gói món ngon phải hết sức kĩ lưỡng. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại hộp nhựa dùng 1 lần với nhiều loại và mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng an toàn khi dùng để chứa đựng thực phẩm. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đồ ăn cần lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe cho chính khách hàng của mình và tăng sự uy tín cho doanh nghiệp
Chọn hộp nhựa, tô nhựa,… có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Chọn nhà cung cấp uy tín, bán hàng chất lượng.
Chọn hộp có kí hiệu nhựa rõ ràng và phải là loại nhựa an toàn cho sức khỏe.
Có thể chịu tác động nhiệt độ cao
Ưu tiên chọn loại nhựa có thể tái chế, thân thiện với môi trường.
Kí hiệu nhựa trên sản phẩm
Nắm được nhu cầu thị trường, GTS đã nghiên cứu phát triển và tung ra bộ sản phẩm Tô nhựa – Dĩa nhựa – Khay nhựa đựng thực phẩm dùng 1 lần cực kì tiện lợi với những ưu điểm vượt trội :
Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, đạt tiêu chuẩn Nhật Bản
Sử dụng nhựa PP an toàn cho sức khỏe người dùng.
Có thể sử dụng trong lò vi sóng.
Phần nắp trong suốt làm từ nhựa OPS có cán màng chống mờ sương, dù đựng thực phẩm nóng cũng có thể thấy được món ăn hấp dẫn bên trong.
MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
-Tìm kiếm nhà cung cấp mới, sản phẩm mới.
-Đàm phán giá cả, tiêu chuẩn chất lượng, điều khoản thương mại với đối tác, soạn thảo, ký kết hợp đồng, giao dịch.
-Theo dõi tiến độ của hàng hóa, làm việc với các bên logistics, đối tác… để làm thủ tục thông quan hàng hóa.
– Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên
– Chi tiết hơn sẽ trao đổi thêm khi phỏng vấn.
YÊU CẦU CÔNG VIỆC:
– Trình độ học vấn: Đại học, Cao đẳng
– Trình độ Ngoại Ngữ: tiếng Nhật từ N4 trở lên
– Chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu như Logistics, thương mại quốc tế,
ngoại thương, ….
– Có kinh nghiệm thương mại điện tử, marketing online,sales là lợi thế
– Có tinh thần chịu khó và đam mê học hỏi.
QUYỀN LỢI:
– Thời gian làm việc: T2-T6 (8h30 – 17h30), Thứ 7 (8h30 – 12h), Thứ 7 nghỉ cách tuần.
– Lương: Từ 8tr-15tr NET (tùy vào kinh nghiệm và trình độ tiếng Nhật của ứng viên).
– Có lương tháng thứ 13 theo quy định công ty.
– Môi trường làm việc năng động, trẻ trung, thân thiện, chuyên nghiệp
– Bảo hiểm đầy đủ theo chế độ nhà nước.
– Được đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn.
**Các ứng viên quan tâm xin vui lòng gửi CV về địa chỉ mail : rirekisho.javihs@gmail.com
CV Tiếng Nhật (bắt buộc): Mô tả chi tiết kinh nghiệm và năng lực
Tại Toàn Cầu, chúng tôi nắm trong tay mạng lưới thông tin xưởng chế biến, nhà sản xuất ở đa dạng các lĩnh vực, có năng lực cung cấp hàng hóa với chất lượng cao – thời gian nhanh nhất. Có thể kể đến như sắt thép cơ khí, các sản phẩm nhựa, hàng may mặc, sỏi đá, hàng bàn ghế nội ngoại thất, các sản phẩm tiện lợi sử dụng 1 lần(găng tay cao su, dây thun, tăm đũa tre),… với các cơ sở sản xuất trải dài khắp Việt Nam và các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản,…
Tùy vào yêu cầu và đặc thù của từng loại hàng, trong quá trình sản xuất chúng tôi sẽ cùng đơn vị sản xuất tiến hành định kì việc kiểm tra để đảm bảo chất lượng hàng hóa và giảm thiểu những sai sót đến mức thấp nhất. Hầu hết các nhà cung cấp của Toàn Cầu đều do chúng tôi tìm kiếm từ cơ sỡ dữ liệu mới nhất và cộng với sự quan sát trao đổi thực tế, chọn lọc ra những đơn vị chuyên nghiệp – uy tín hàng đầu, có đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất. Ngoài việc quản lý trong sản xuất, Toàn Cầu cũng tự tin trong việc điều phối giao nhận hàng thông qua các đơn vị vận tải danh tiếng, chuyên nghiệp nhất, với tiêu chí giao đúng lịch- chi phí hợp lý nhất cho quí khách hàng.
Kiểm tra mẫu chậu xi măng xuất Nhật trước khi sản xuất đại trà
Không chỉ mang lại lợi ích cho người mua hàng, mà thông qua việc hợp tác sản xuất những sản phẩm yêu cầu chất lượng cao mà năng lực sản xuất của các nhà xưởng vệ tinh của Toàn Cầu ngày một tăng lên, dưới đây là một vài lời nhận xét mà Toàn Cầu nhận được trong suốt quá trình hoạt động của mình.
-Anh Trung, giám đốc một công ty chuyên gia công các sản phẩm cơ khí đã hợp tác với Toàn Cầu trên 10 năm, chia sẻ như sau: “Thời điểm mới bắt đầu năng lực sản xuất – kỹ thuật còn hạn chế hàng hóa không đạt được như kỳ vọng từ phía đối tác, nhiều lúc cũng muốn bỏ cuộc nhưng với sự đồng hành cùng Toàn Cầu thì đã vượt những khó khăn, việc sản xuất đã vào khuôn khổ, chất lượng sản phẩm qua từng lô hàng có sự cải thiện rõ rệt”
-A Thành, giám đốc của một công ty chuyên sản xuất chậu cây xi măng, kể rằng “lượng đơn hàng bên anh nhận được đã tăng lên nhiều lần do chậu anh làm ra đã đẹp hơn đáng kể, hầu như không có hàng lỗi do những kinh nghiệm trong lúc sản xuất những đơn hàng bên Toàn Cầu, thành thật bên anh rất biết ơn.”
Hiện trường thực tế kiểm tra đơn hàng chậu cây cảnh mini
Toàn Cầu vừa có chuyến thăm trong đầu năm mới 2022 với Quý đối tác của chúng tôi là một Nhà cung cấp sỏi đá tự nhiên lớn ở Việt Nam. Mở đầu năm mới với đơn đặt hàng 1 container 20 Feet đã cập cảng Osaka, Nhật Bản thành công và đang trên đường giao đến cho khách hàng thân thiết của Toàn Cầu tại thị trường Nhật Bản.
Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, số lượng, quy cách, đóng gói để đảm bảo hàng hóa được giao đến nơi cho Khách hàng như đúng yêu cầu của Quý khách. Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ Khách hàng xuyên suốt và xử lý các vấn đề liên quan đến vận chuyển để sản phẩm được giao đúng thời gian.
Với máy móc hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi có thể cung cấp các loại sỏi đá màu trắng hoặc đá màu tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu như kích thước 15-25 mm, 25-30 mm,…Ngoài ra, chúng tôi có thể cung cấp các loại sỏi đá theo quy cách và chất lượng Quý khách yêu cầu.
Ngoài nhận các đơn đặt hàng xuất khẩu cho thị trường chính là Nhật Bản, Chúng tôi còn có thể cung cấp cho các công trình, khách sạn, nhà hàng,… tại Việt Nam.
Nếu Quý Khách quan tâm đến các loại sỏi đá trang trí, thi công, xây dựng. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại công ty (+84) 286-2929-333 hoặc 0765-428-407 (nhân viên kinh doanh Hồng Thu).
(HNMO) – Tối 28-12, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo về việc mở lại đường bay quốc tế thường lệ chở khách.
Theo đó, ngày 17-12, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi văn bản tới nhà chức trách hàng không các quốc gia/vùng lãnh thổ, gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc), Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào. Đây là các quốc gia/vùng lãnh thổ đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nối lại chuyến bay thương mại chở khách và có hãng hàng không cả hai bên cùng khai thác giai đoạn trước dịch Covid-19.
Riêng Hoa Kỳ do chỉ có Vietnam Airlines đang khai thác và đã được nhà chức trách hàng không hai nước cấp phép khai thác thường lệ nên việc trao đổi là không cần thiết, hãng có thể triển khai ngay chuyến bay như kế hoạch.
Vì vậy, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị tần suất chở khách vào Việt Nam 4 chuyến/tuần/chiều đối với mỗi bên. Chiều từ Việt Nam theo quy định hiện tại. Thời gian dự kiến áp dụng từ ngày 1-1-2022 và sẽ tiếp tục xem xét tùy thuộc tình hình kiểm soát dịch bệnh.
Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng, đến thời điểm hiện tại, ngoài Hoa Kỳ, đã có 4 quốc gia, vùng lãnh thổ đồng ý với đề nghị của Việt Nam gồm Nhật Bản, Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc), Singapore, Campuchia. Các nước Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Trung Quốc chưa trả lời.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài còn rất lớn, ước tính hơn 140.000 người.
Các hãng hàng không đều đánh giá cần bổ sung thêm tần suất đối với một số thị trường có dung lượng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan để hành khách có thêm cơ hội lựa chọn các mức giá hợp lý hơn.
Từ đây, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép triển khai như đề nghị của Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc) là 5 chuyến/tuần (chuyến thứ 5 phân bổ cho Pacific Airlines); cho phép nới lỏng biên độ đàm phán với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc) với tần suất mỗi thị trường không vượt quá 10 chuyến/tuần/chiều.
Đề cập vấn đề kiểm soát y tế, Cục trưởng Đinh Việt Thắng cho biết, cả 9 thị trường kết nối hàng không với Việt Nam giai đoạn đầu đều đã xuất hiện biến chủng Omicron. Do vậy, các quy định mới về kiểm soát ảnh hưởng đến tất cả các chuyến bay.
Do đây là yêu cầu mới phát sinh (ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế), Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán với các đối tác còn lại để bổ sung quy định về test nhanh trước khi lên máy bay.
Tại các sân bay Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam sẽ giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) phối hợp cơ quan y tế địa phương thực hiện trên cơ sở hành khách tự chịu chi phí…