loading icon

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nhật Bản

Tháng sáu 2, 2023
Tin tức

Trong 6 tháng đầu năm 2022, hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều đạt mức tăng khá cao. Trong đó thị trường Nhật Bản xếp thứ 3 chỉ sau các đối tác Trung Quốc và Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,38 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Bài viết sau tổng hợp 10 ngành hàng xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, sau 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm 2021; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 192 tỷ USD, tăng 16%; nhóm hàng nông, lâm sản ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 5,4%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 32,9%.


Nguồn: vietnamplus.vn

Trong 6 tháng đầu năm, hầu hết các thị trường xuất khẩu đều đạt mức tăng khá cao. Trong đó thị trường Nhật Bản xếp thứ 3 với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,38 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu dệt may giảm lần đầu tiên sau 25 năm do COVID-19 | Doanh nghiệp | Vietnam+ (VietnamPlus)

Các ngành hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt từ 1 tỷ USD trở lên gồm: dệt may đạt gần 1,67 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,364 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, các ngành như gỗ, hải sản, linh kiện điện tử cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Romania tháng 5/2020: Xuất siêu gần 17 triệu USD

10 ngành hàng xuất khẩu cao nhất chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Dưới đây là 10 ngành hàng xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam.

Gỗ và các sản phẩm gỗ là ngành hàng có mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong top 10 so với cùng kỳ năm 2021, tương đương với 19%. Xếp thứ 2 là Thủy sản, tăng 17% và thứ 3 là Dệt may tăng 6%. Song, Phương tiện vận tải và giày dép đều có dấu hiệu giảm.

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ năm 2020 đạt 12 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với thực phẩm chế biến như sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, và chế biến, cà phê.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn tăng trước nhiều thách thức | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)

Tại đây, số lượng người dân đến từ các nước châu Á hiện đang sinh sống và làm việc lên tới 10 triệu người, riêng số lượng người Việt Nam tăng rất nhanh, khoảng 500.000 người trong năm 2021. Do vậy, hàng thực phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam có tiềm năng phát triển và mở rộng phát triển ở xứ mặt trời mọc cần phát huy để thúc đẩy tổng lượng hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên Việt Nam vẫn khai thác đủ mạnh để đẩy cao giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu sang đất nước này đạt 12 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 1,15 tỷ USD. 6 tháng qua, Việt nam hơi nghiêng về nhập siêu 620 triệu USD.

Tương quan thương mại Việt Nam Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2022

Về mặt kinh tế vĩ mô, nhập siêu tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái, công nợ ngoại tệ, lạm phát,… và ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh những lợi thế về ngành chế biến, nâng cao năng lực sản xuất ở các ngành như dệt may, máy móc thiết bị, đào tạo lực lượng lao động chuyên nghiệp hơn để giảm thiểu chi phí nhân công. Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy lượng xuất khẩu ra quốc tế nói chung và Nhật Bản nói riêng, tạo tiền đề để phát triển kinh tế trong tương lai.

Nguồn phân tích số liệu: Tổng cục Thống kê

Nguồn bài viết : https://vieclamcongtynhat.com/blog/bai-viet/thong-ke-10-mat-hang-viet-nam-xuat-khau-nhieu-nhat-sang-thi-truong-nhat-ban/361

Hey, like this? Why not share it with a buddy?

COPYRIGHT © GLOBAL TRADING SUPPORT CO., LTD. ALL RIGHTS RESERVED
Back to Top